Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Phương Pháp Luyện Giọng Hát

Phương Pháp Luyện Giọng Hát

Bạn muốn có một giọng hát hay và hát được những nốt cao  ngoài khả năng bẩm sinh, không còn cách nào khác bạn phải trải qua Khóa học thanh nhạc, Học thanh nhạc rất cần thiết đối với những người yêu âm nhạc, ngay cả những ca sỹ cũng phải luyện thanh thường xuyên để giữ được giọng
Sau đây tôi xin giới thiệu cho bạn một số bài tập cũng như lưu ý khi hát để có thể hát hay hơn:
Bài Tập lấy hơi : tập lấy hơi thật sâu vào phần bụng và phổi cho thật căng, sau đó từ từ xì hơi qua đường miệng, làm sao cho nó kêu xì xì như lốp xe bi thủng, càng xì được lâu càng tốt ( chú ý là không được nén hơi ở ngực , như vậy bạn sẽ bị đuối hơi không hát  và lên được những nốt cao) bạn hãy thường xuyên luyện  bài tập này để có một hệ thống hơi tốt, giúp bạn hát hay hơn
+ Hay bạn gặp vấn đề là giọng hát không thoát ra được cứ ồm ồm hoặc lí rí trong miệng, như vậy là bạn chưa biết cách đẩy hơi, bạn phải đẩy hơi lên cao trong vòm miệng ( dưới mũi của bạn nhưng đừng đẩy hơi qua mũi), làm vậy giọng hát của bạn sẽ vang to và hay hơn
+ Với những nốt thấp thì khi hát bạn đừng lấy hơi sâu quá hoặc không lấy hơi thì bạn sẽ hát được rất trầm và chú ý vẫn phải đẩy câu hát lên vòm miệng nhé.
+ Đừng bao giờ giữ chặt hơi thở của bạn khi hát. Dòng hơi là thứ tạo nên và luân chuyển thanh âm của bạn, vì thế hãy để cho nó được lưu thông dễ dàng. Tránh kiểu thở bằng xương đòn và thở bụng, thay vào đó hãy học cách thở thích hợp cho việc ca hát, gọi là thở bằng cơ hoành. Lấp đầy phần dưới của phổi, như thể bạn đang đều lấp đầy một cái ống bên trong cuốn quanh eo của bạn.

+ Sự co giãn trong cách phát âm. Luồng hơi đẩy qua các khẽ của dây thanh âm, làm rung lên và tạo nên âm thanh. Âm thanh có thể giảm sự co giãn nếu như bạn sử dụng quá mức, hoặc không sử dụng, hoặc do tuổi tác. Hãy luôn luôn luyện giọng với các bài tập phát âm cơ bản để giữ giọng bạn thật tốt.
+ Hãy tạo giọng tự nhiên. Đừng quá lệ thuộc vào bất kỳ loại nhạc nào – thậm chí ngay cả loại nhạc mà bạn ưa thích. Hãy học cách hát với giọng tự nhiên và đầy đủ bằng cách phát triển và điều phối cách phát âm mạnh. Sau đó thêm vào phong thái nghệ thuật thì bạn sẽ đạt được phong cách ca hát mà bạn muốn.
+ Nốt cao yêu cầu hơi dài và dai. Nhiều sinh viên luôn có khuynh hướng giữ hơi để hát giọng cao. Để không khí tràn vào. Cố gắng tăng hơi và sẽ đạt được kết quả.
+Điều chỉnh và tăng dần khả năng hít thở bằng cách luyện tập hít thở mỗi ngày. Tránh việc hít thở theo khuôn mẫu. Ca sĩ phải biết ứng dụng các cụm từ dài, điều này rất quan trọng.
+ Nhảy tự do. Nếu bạn đang gặp rắc rối với cơ thể trong khi hát, hãy cố gắng làm một số động tác có lợi cho tim mạch, như nhảy tự do một vài phút trước khi bắt đầu lại. Thỉnh thoảng các bộ phận trong cơ thể bạn cần được đánh thức.
+ Hãy biết tự giới hạn. Đừng hát quá cao hoặc quá thấp. Đừng hát tập trung vào âm khó. Đừng bao giờ ngân dài giọng. Điều này sẽ không tạo kết quả tốt cho việc hát cao, thấp hoặc giọng khỏe mà ngược lại sẽ tạo áp lực đến giọng của bạn.
+ Nếu bạn sử dụng quá nhiều hơi sẽ tạo nên nốt thấp. Cố gắng giảm hơi để có được âm điệu tự nhiên và thoải mái.
+ Hãy nên luyện tập trước gương sẽ giúp ca sĩ khám phá nhiều về khả năng, cũng như những động tác của họ là chính xác. Hãy nên luyện tập trước gương và có thể đối mặt với khán giả.
Không bao giờ được hát nếu như bạn cảm thấy đau khi nuốt.
+ Mở miệng rộng hơn. Há miệng rộng từ 9 đến 10 lần sẽ giúp bạn có được âm giọng mạnh hơn và chuẩn hơn.( xem : Khóa học luyện thanh)
+ Chuẩn bị cơ thể trước khi hát. Ca sĩ rất giống vận động viên. Luôn phải chăm sóc cơ thể bằng cách căng những cơ phát âm ra và thả lỏng cơ thể trước khi hát.
Không hút thuốc. Không nói quá lớn. Không nói quá nhiều..
Nâng vòm miệng lên cao. Hãy tạo một khoảng không lớn trong miệng bạn bằng cách nâng cao vòm miệng, hoặc phần thịt phía sau cổ họng, điều này sẽ giúp bạn có được giọng hát sâu.
+ Hát âm ngắt. Nếu bạn không thường xuyên luyện tập cơ bắp với những hoạt động cần thiết để hát qua các đoan có âm điệu ngắt quảng, thành công sẽ không bao giờ mỉm cười với bạn. Phải hát vượt qua nó, cố gắng vượt qua …
Điều chỉnh âm điệu. Hãy học cách điều chỉnh âm điệu và cách tạo âm vang sẽ giúp bạn tạo nên sự khác biệt rất lớn trong khả năng ca hát. Trong điều kiện bình thường, ca sĩ phải có khoang mũi lớn, ngực rộng, xương cứng cáp để có thể tạo âm vang tốt. Hãy tập trung vào cách tạo âm vang theo đúng cách, điều này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc phát triển âm thanh cá nhân.

Hãy luôn kiểm soát giọng hát của bạn. Hãy nhớ rằng mỗi người sở hữu một giọng hát riêng biệt và nó chỉ thay đổi theo môi trường hoặc thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy bạn hãy thường xuyên quan tâm, lắng nghe giọng hát của mình cũng như sử dụng các công cụ luyện thanh để giữ giọng luôn tốt.

Giọng ngân. Giọng ngân là một giọng hát tự nhiên, nó sẽ bị thay đổi bất thường nếu bạn cố gượng ép nó.. Bạn đừng nên quá tập trung trong việc luyện giọng ngân. Mà hãy tập trung vào các kiến thức cơ bản trong cách hát, thở và hỗ trợ. Khi bạn đạt được những điều đó thì tự nhiên bạn sẽ hát được với giọng ngân.
Nước, Nước, Nước. Phải uống nước với nhiệt độ mà nơi bạn đang đứng để giữ giọng thật tốt. Nếu bạn chỉ uống nước thật nóng hoặc thật lạnh, nó sẽ tạo nên những tiếng rít trong miệng bạn. Điều này khiến cho giọng của bạn sẽ run hoặc căng thẳng khi bạn bước vào nơi có nhiệt độ khác.
Hãy nghỉ ngơi. Khi bạn mệt, giọng của bạn sẽ biểu hiện điều đó. Một cơ thể mệt mỏi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất giọng của bạn.
+ Nếu bạn đã tự luyện tập tại nhà nhưng không thành công, bạn có thể đến với khóa học hát tại trung tâm Tây Nguyên để được các giảng viên hướng dẫn cho bạn nhé


Chúc bạn thành công ! 

Mọi thông tin liên hệ :
CÔNG TY TÂY NGUYÊN PHIM
ĐC : 213 Cao đạt, Phường 1, Quận 5, TP.HCM
ĐT : 08 6273 3715 - 0916 955 085
Website :taynguyenfilm.com




0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Đăng Ký Học

LIÊN HỆ

Email: taynguyenfilm@gmail.com

ĐT: 08 6273 3715 - 0916 955 085

Hình Ảnh