Phương pháp Hít Thở Đúng Trong Thanh Nhạc
Để có giọng hát khỏe, vang –
tròn chữ – sáng yêu cầu bạn phải được dạy thanh nhạc một cách bài bản, và nắm vững
các kỹ thuật lấy hơi – đẩy hơi- nén hơi – mở khẩu hình
Hơi thở của bạn sẽ quyết định
chất lượng , âm lượng và độ cao , âm sắc của giọng hát, vì thể để điều khiển được
giọng hát của mình, bạn phải sử dụng đúng lượng hơi cần thiết để tạo ra âm
thanh mong muốn
Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn
bài tập hít thở đúng cách trong thanh nhạc
Bạn hít vào trong thời gian 5
giây, giữ lại khoảng 1 giây, rồi thở ra trong 10 giây, cố gắng giữ hơi thở điều
đặn .
Khi hít hơi phải nhẹ nhàng như
từ từ nuốt không khí vào trong, không phát ra tiếng động, cố gắng hít hơi
nhanh, hít hơi chậm sẽ ảnh hưởng đến tiết tấu câu hát và làm cho chúng ta phát âm bị căng thẳng. nên hít hơi bằng mũi sẽ
đưa luồng hơi được sâu hơn.( xem thêm : Các kỹ thuật thanh nhạc)
Những điều cần tránh khi lấy
hơi ! không nên lấy hơi hoàn toàn bằng miệng, vì như vậy sẽ khó đưa luồng hơi vào
trong phổi, hơn nữa khi lấy hơi bằng miệng sẽ làm khô cổ và có tác hại đến dạy thanh quản, và khi lấy hơi
bằng miệng thường lộ liễu và không đẹp mắt, không nên hít hơi qúa thừa sẽ gây
ra sự căng thẳng không cần thiết, có hại cho việc phát âm, chúng ta nên tập lấy
hơi theo yêu cầu dài, ngắn, cao thấp của câu hát, khi hát không nên sử dụng cạn kiệt hết hơi mới lấy lại
hơi mới vì như thế sẽ làm âm thanh cuối sẽ bị đuối, không đủ độ vang cần thiết
gây căng thẳng, không nên nhô vai lên khi hít hơi, làm như vậy, các cơ hô hấp sẽ
bị yếu, luồng không khí vào rất nông, không hát đừng những câu dài và cao, trước
khi hít hơi không nên phình bụng ra trước, sẽ làm cho cơ thể căng cứng, gò bó,
khó khăn trong việc phát âm.
Động tác đẩy hơi ! sau khi hít
hơi ta nén hơi thở khoảng 1 đến 2 giây, sau đó ta dần dần đẩy hơi thở theo âm
thanh ra điều đặn, kéo dài trạng thái căng thẳng ở trung tâm lòng ngực cho tới
cuối câu hát, nếu bạn có thanh đới khỏe thì
phải chú ý tăng cường đẩy hơi sao cho phù hợp với yêu cầu, còn đối với
giọng hát yếu thì phải điều chỉnh hơi thở ở mức độ vừa phải, nếu đẩy hơi quá
căng sẽ ảnh hưởng đến âm sắc của giọng hát, khi hát những quảng nhảy, từ quảng
4 trở lên, muốn cho âm thanh phát ra đúng độ cao và âm vang đầy đủ phải chú
ý hơi ép bụng dưới một cách mềm mại, như
vậy sẽ giữ luồng hơi thở đưa ra được điều
đặn và liên tục.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về ca
hát và muốn khắc phục nhanh để cải thiện giọng hát của mình hãy liên hệ khóa học hát Công ty
Tây Nguyên Phim để được các giảng viên chuyên nghiệp hướng dẫn cụ thể cho bạn
nhé
Xem thêm: Khóa học luyện thanh
Xem thêm: Khóa học luyện thanh
Chúc bạn thành công !!!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét