Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Làm Sao Để Hát Hay

Làm Gì Để Hát Hay

Để hát hay các bạn cần phải được Dạy thanh nhạc một cách bài bản để bạn phải có một chất giọng khỏe và âm vực rộng ( tức là lên được những nốt cao và xuống được những nốt thấp) , cái này một phần là do cấu trúc của bộ máy hô hấp, nếu bạn chưa có được chất giọng tốt có thể là  do 2 nguyên nhân :
Thứ nhất : có thể bạn có năng khiếu có nội lực nhưng chưa được mài dũa, chưa được luyện tập đúng phương pháp ( điều này rất quan trọng vì nếu luyện tập đúng pháp pháp thì làm cho chất giọng của bạn ngày một sáng còn nếu bạn luyện sai phương pháp thì dễ dẫn đến bị hư giọng và không có hiệu quả dù bạn có siêng năng tập luyện đi nữa)
Thứ 2: do giọng bạn bị tổn thương bẩm sinh, do bị viêm họng, viêm xoang mãn tính, hoặc các bệnh về hệ hô hấp, trường hợp này bạn cần được tư vấn của bác sĩ trước khi tập luyện và nên nói rõ tình trạng đối với giảng viên hướng dẫn để tránh cố gắng quá sức gây ảnh hưởng thanh quản khó hồi phục
Khi đã có được chất giọng bạn cần phải được luyện tập, biết cách sử dụng và khai thác được làn hơi đó của mình, ví dụ  như bạn có một làn hơi khỏe nhưng không biết cách lấy hơi , giữ hơi đúng thì khi hát sẽ dễ bị đuối lúc chưa hết câu hay lên những  nốt cao sẽ bị hụt hơi, tắt  hơi …
Có được một chất giọng tốt và một làn hơi khỏe vẫn chưa đủ để bạn tỏa sáng mà bạn cần phải truyền đạt được nội dung bài hát một cách đúng nhất, đúng ở đây là đúng cao độ, trường độ nốt nhạc, đúng nhịp, đúng tiết tấu và cả phần phát âm, nhả chữ (điều này khá dễ dàng đối với những bạn có kiến thức về nhạc lý). Tuy nhiên đối với rất nhiều bạn điều này lại rất khó khăn, nhưng bạn đừng vội nản lòng. trước tiên bạn cần nắm một số vấn đề về nhạc lý , về thẩm âm tiêt tấu , sau đó bạn chụi khó nghe nhạc để nắm vững nhịp, bạn chú ý đến nhịp trống, đến tiết tấu nhanh chậm của bài hát và cố gắng nhịp chân theo bài hát để nắm được nhịp,và nghe nhạc cũng giúp bạn cảm âm tốt hơn, và tất nhiên nếu bạn được luyện tập chuyên nghiệp dưới sự hướng dẫn của các giảng viên thanh nhạc thì kết quả sẽ nhanh hơn bạn nhé
Điều cuối cùng! Là yếu tốt cảm xúc. Đôi lúc bạn sẽ thấy  một số ca sĩ hát không tốt về kỷ thuật nhưng lại tạo ra cảm xúc mãnh liệt và lấy được lòng khán giả, điều này sẽ tạo ra phong cách riêng của từng bạn. tuy nhiên điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố : ngoài cách cảm nhận về tác phẩm, những đặc tính riêng về giọng, phong cách biểu diễn còn phụ thuộc vào sự đồng điệu giữa cách thể hiện của bạn với khán giả và các yếu tố khác Trước tiên, bạn cần tập cảm nhận bài nhạc, lắng nghe những cảm xúc của chính mình về lời và giai điệu của tác phẩm, bởi đó mới chính là chìa khóa để tạo nên phong cách riêng của bạn, tạo nên cách bạn hát, cách bạn luyến láy, cách bạn nhấn vào những đoạn cao trào hay điệp khúc… Thứ hai, bạn cần phải hiểu rõ giọng của mình: Mặt mạnh, mặt yếu cũng như loại nhạc mà giọng hát của bạn được phát huy tốt nhất. Thứ ba, bạn cần phải biết các kĩ thuật để sự thể hiện đó được trọn vẹn hơn: kĩ thuật luyến láy, ngân giọng, cách xử lý ca khúc,…
Vậy phải làm gì để có được tất cả những điều đó: Có lẽ không có gì hơn ngoài  hai từ là  "luyện tập". Mà luyện tập cũng có rất nhiều cách: có bạn tự tìm tài liệu rồi luyện ở nhà, có bạn tự tập qua các chỉ dẫn, kinh nghiệm của người quen, có bạn đăng kí Khóa học hát ở Trung tâm, trường lớp hoặc học riêng với các thầy cô nữa. Tất nhiên học Thanh nhạc ở trung tâm, trường lớp sẽ được dạy bài bản hơn, tuy nhiên tùy hoàn cảnh, bạn có thể chọn cách nào phù hợp nhất cho bạn.Nhưng dù luyện tập theo cách nào đi nữa, bạn cũng nên được một người hướng dẫn có chuyên môn và kinh nghiệm dẫn dắt. Giọng nói, giọng hát của bạn là duy nhất, vì vậy hãy chọn cách nào để giữ gìn và phát triển nó một
Chúc các bạn thành công !!!!!


Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Cách Biểu Diễn Hình Thể Sân Khấu

Cách Biểu Diễn Hình Thể Sân Khấu

Trong nghệ thuật âm nhạc, ca hát là loại hình ra đời sớm nhất. Cũng như nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu, người ca sĩ bằng tài năng của mình truyền tải đến khán giả về nội dung và vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm. Và để trở thành ca sĩ chuyên nghiệp, ngoài sự đào tạo về Học thanh nhạc, kỹ năng nắm bắt tâm lý khán giả còn cần phải có  kỹ năng biểu diễn hình thể khi hát sân khấu.

Kỹ năng biểu diễn hình thể có vai trò quan trọng với sự thành công của ca sĩ khi biểu diễn hay trình bày các sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy bài viết sau đây phần nào sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ kỹ thuật biểu diễn hình thể trên sân khấu ( xem thêm: Khóa đào tạo ca sĩ)

Động Tác Chào Khán Giả Khi Mở Đầu Bài Biểu Diễn
Sự xuất hiện đầu tiên của ca sĩ sẽ tác động đến ấn tượng và tình cảm của tác giả. Vì vậy ca sĩ đều cần phải chú ý đến động tác chào khi ra biểu diễn. Nó không chỉ thể hiện thái độ tôn trọng khán giả mà còn thể hiện yếu tố thẩm mỹ và sự hiểu biết của người ca sĩ. Đôi khi thông qua động tác chào mà khán giả cũng có thể đánh giá được đẳng cấp, sự tự tin hay tính chuyên nghiệp của ca sĩ. Động tác chào cũng tăng tính thiện cảm của nghệ sĩ đối với khán giả, cho nên đây là điều hết sức quan trọng khi biểu diễn.
Ánh Mắt Biết Nói
Với người ca sĩ biểu diễn, đôi mắt là phương tiện biểu hiện cảm xúc quan trọng . trong nghệ thuật biểu diễn thanh nhạc, ngoài khả năng thể hiện tình cảm bài hát qua giọng hát, người ca sĩ con phải biết thể hiện những cảm xúc của mình qua ánh mắt . Ca sĩ phải biết lúc nào có thể nhìn xuống khán giả để biểu lộ cảm xúc và lúc nào giao tiếp bằng mắt với bạn diễn của mình trên sân khấu. Một số ca sĩ trẻ chưa có kinh nghiệm sân khấu thường lúng túng trong việc thể hiện giao tiếp bằng mắt với khán giả, điều đó sẽ làm bạn điểm nghiêm trọng trong phần biểu diễn của mình.
Kết Hợp giữa Động Tác Minh Họa Và Vũ Đạo Trên Trên Sân Khấu
Âm nhạc là môn nghệ thuật của âm thanh. Để thưởng thức và chiêm ngưỡng cái hay , cái đẹp trong tác phẩm âm nhạc, đặc biệt là các tác phẩm thanh nhạc, ngoài thính giác là chủ yếu , thị giác cũng đóng vai trò đáng kể. Cùng với hai yếu tố thính giác và thị giác sẽ giúp khán giả cảm nhận được toàn diện tác phẩm hơn, sâu sắc hơn.
Trong biểu diễn thanh nhạc sử dụng rất nhiều động tác , nhưng có thể chia thành ba loại :
Động tác minh họa : Có nghĩa là khi người ca sĩ hát ca từ nói về điều gì thì có động tác minh họa cho lời ca ấy.
Động tác biểu diễn :  Khi hát người ca sĩ có thể sử dụng thêm các động tác ngoại hình như đôi bàn tay, đặc biệt là ánh mắt khi biểu diễn các tình cảm khi vui sướng hay đau buồn, tức giận,...mọi trạng thái tình cảm chứa đựng trong bài hát và trong nội tâm người diễn viên.
Động tác vũ đạo : Đây là động tác hay được các ca sĩ dòng nhạc nhẹ, đặc biệt là dòng nhạc dance sử dụng. Chức năng của nó là tạo thêm sự sinh động, lôi cuốn cho bài hát hay thể hiện vẻ đẹp của hình thể người ca sĩ. Động tác vũ đạo các ca sĩ ngày nay sử dụng ngày nay rất đa dạng và phong phú
Hãy đến trung tâm Tây Nguyên Phim để có thể được Đào tạo ca sĩ chuyên nghiệp. Chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cánh ước mơ bay cao hơn.
--> Cách giữ giọng khi đi hát 
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ.
CÔNG TY TÂY NGUYÊN PHIM.
ĐC: 213 cao đạt, phường 1, quận 5, TP.HCM
ĐT: 086.273.3715 – 0916.955.085
Website: taynguyenfilm.com




Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

CÁCH GIỮ GIỌNG KHI ĐI HÁT

CÁCH GIỮ GIỌNG KHI ĐI HÁT

Trong bất kỳ cuộc vui âm nhạc nào, bạn cũng muốn khởi xướng phong trào ca hát và truyền nhiệt cho bạn bè của mình. Nhưng làm sao để có thể giữ được giọng hát trong suốt buổi đó lại là một vấn đề rất khó . Càng về sau bạn lại càng bị đuối sức , vậy làm sao để khắc phục được tình trạng trên ? ( tham khảo : khóa dạy thanh nhạc)
Một số trường hợp còn làm cho bạn đau rát cổ họng, nói lạc giọng và không nói hay hát được sau đó một thời gian . Nguyên nhân là do các bạn chưa biết cách giữ giọng hát của mình. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn cách giữ giọng hát hay và cải thiện tiếng hát của mình khi đi hát cùng bạn bè.
HÃY UỐNG THẬT NHIỀU NƯỚC : Nước là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, nhưng nó còn đặc biệt quan trọng khi chúng ta hát, bởi việc hát thường gây mất nhiều nước qua đường miệng. Nếu không liên tục bổ sung nước cần thiết cho cơ thể, cổ họng bạn càng hát càng bị khô.
Cách có giọng hát hay để hát được nhiều ca khúc là hãy uống một cốc nước ấm trước khi thu âm sẽ giúp cổ họng của bạn dễ chịu hơn, khi phát âm sẽ chuẩn và trong hơn rất nhiều.
BỔ SUNG HOA QUẢ : Hoa quả chứa rất nhiều vitamin không chỉ tốt cho cơ thể của bạn. Bạn nên dùng nước hoa quả, chúng sẽ giúp ích cho cổ họng của bạn luôn khỏe mạnh. Do đó , đừng quên bổ sung thêm hoa quả hay nước ép hoa quả để chăm sóc cổ họng bạn tốt hơn nhé.
LUYỆN THANH MỖI NGÀY : Việc luyện thanh mỗi ngày sẽ giúp cho bạn có giọng hát bền bỉ hơn. Mỗi ngày bạn nên bỏ ra 15 – 20 phút mỗi ngày để có thể có giọng hát tốt hơn. Và nên tham gia các khóa học hát  tại các trung tâm dạy về thanh nhạc để được các giảng viên hướng dẫn luyện thanh và cách giữ giọng.
TRÁNH THỨC ĂN CAY NÓNG VÀ DẦU MỠ: Các thức ăn cay nóng và các thực phẩm nhiều dầu mỡ hay đồ uống có gas không chỉ hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến giọng hát của bạn. Nó sẽ làm giọng hát của bạn nhanh chóng bị khàn đặc, dễ bị nóng, rát và viêm họng. Nếu dùng chúng nhiều thì cổ họng bạn sẽ bị tổn thương  nghiêm trọng, thậm chí bạn có nguy cơ mất tiếng, viêm thanh quản kéo dài.
KHÔNG UỐNG RƯỢU, BIA : Việc uống đồ có cồn trong các buổi tiệc vui là việc không thể tránh khỏi. Để giọng hát của mình được trong trẻo thì bạn nên hạn chế. Đồng thời cách giữ giọng trước khi hát là sau mỗi lần uống bia, rượu bạn nên uống thêm một chút nước lọc, như vậy hàm lượng cồn sẽ được pha loãng hơn và ít ảnh hưởng đến cổ họng bạn nhất.
KHÔNG UỐNG NƯỚC LẠNH, HÚT THUỐC VÀ LA HÉT : Thuốc lá, nước lạnh sẽ làm khàn giọng  hay la hét sẽ làm tổn thương dây thanh quản. Vì vậy hãy hạn chế uống nước lạnh, hút thuốc và la hét.
ĂN HOẶC UỐNG NƯỚC GIÁ ĐỖ LÀ CÁCH GIỮ GIỌNG HÁT HAY : Trước mỗi buổi diễn hoặc trong bữa ăn hằng ngày bạn có thể bổ sung giá đỗ hoặc uống nước giá, nó sẽ giúp cho cổ họng bạn hết bỏng rát, hét khàn tiếng và tiếng sẽ trong trẻo hơn.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ.
CÔNG TY TÂY NGUYÊN PHIM
DC: 213 Cao Đạt, Phường 1 , Quận 5, TP.HCM
DT: 0916.955.085 – 086.273.3715
Web: taynguyenfilm.com

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Phương pháp Hít Thở Đúng Trong Thanh Nhạc

Phương pháp Hít Thở Đúng Trong Thanh Nhạc

Để có giọng hát khỏe, vang – tròn chữ – sáng yêu cầu bạn phải được dạy thanh nhạc một cách bài bản, và nắm vững các kỹ thuật lấy hơi – đẩy hơi- nén hơi – mở khẩu hình
Hơi thở của bạn sẽ quyết định chất lượng , âm lượng và độ cao , âm sắc của giọng hát, vì thể để điều khiển được giọng hát của mình, bạn phải sử dụng đúng lượng hơi cần thiết để tạo ra âm thanh mong muốn
Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn bài tập hít thở đúng cách trong thanh nhạc
Bạn hít vào trong thời gian 5 giây, giữ lại khoảng 1 giây, rồi thở ra trong 10 giây, cố gắng giữ hơi thở điều đặn .

Khi hít hơi phải nhẹ nhàng như từ từ nuốt không khí vào trong, không phát ra tiếng động, cố gắng hít hơi nhanh, hít hơi chậm sẽ ảnh hưởng đến tiết tấu câu hát và làm cho chúng ta phát âm bị căng thẳng. nên hít hơi bằng mũi  sẽ đưa luồng hơi được sâu hơn.( xem thêm : Các kỹ thuật thanh nhạc)
Những điều cần tránh khi lấy hơi ! không nên lấy hơi hoàn toàn bằng miệng, vì như vậy sẽ khó đưa luồng hơi vào trong phổi, hơn nữa khi lấy hơi bằng miệng sẽ làm khô cổ  và có tác hại đến dạy thanh quản, và khi lấy hơi bằng miệng thường lộ liễu và không đẹp mắt, không nên hít hơi qúa thừa sẽ gây ra sự căng thẳng không cần thiết, có hại cho việc phát âm, chúng ta nên tập lấy hơi theo yêu cầu dài, ngắn, cao thấp của câu hát, khi hát  không nên sử dụng cạn kiệt hết hơi mới lấy lại hơi mới vì như thế sẽ làm âm thanh cuối sẽ bị đuối, không đủ độ vang cần thiết gây căng thẳng, không nên nhô vai lên khi hít hơi, làm như vậy, các cơ hô hấp sẽ bị yếu, luồng không khí vào rất nông, không hát đừng những câu dài và cao, trước khi hít hơi không nên phình bụng ra trước, sẽ làm cho cơ thể căng cứng, gò bó, khó khăn trong việc phát âm.
Động tác đẩy hơi ! sau khi hít hơi ta nén hơi thở khoảng 1 đến 2 giây, sau đó ta dần dần đẩy hơi thở theo âm thanh ra điều đặn, kéo dài trạng thái căng thẳng ở trung tâm lòng ngực cho tới cuối câu hát, nếu bạn có thanh đới khỏe thì  phải chú ý tăng cường đẩy hơi sao cho phù hợp với yêu cầu, còn đối với giọng hát yếu thì phải điều chỉnh hơi thở ở mức độ vừa phải, nếu đẩy hơi quá căng sẽ ảnh hưởng đến âm sắc của giọng hát, khi hát những quảng nhảy, từ quảng 4 trở lên, muốn cho âm thanh phát ra đúng độ cao và âm vang đầy đủ phải chú ý  hơi ép bụng dưới một cách mềm mại, như vậy sẽ giữ luồng hơi thở  đưa ra được điều đặn và liên tục.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về ca hát và muốn khắc phục nhanh để cải thiện giọng hát của mình hãy liên hệ khóa học hát Công ty Tây Nguyên Phim để được các giảng viên chuyên nghiệp hướng dẫn cụ thể cho bạn nhé
Xem thêm: Khóa học luyện thanh
Chúc bạn thành công !!!

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

Các Kỹ Thuật Thanh Nhạc

Các Kỹ Thuật Thanh Nhạc

Để hát tốt các bạn cần phải thường xuyên Luyện giọng – luyện thanh và các kỹ thuật thanh nhạc. Trung tâm tây nguyên phim sẽ chia sẽ cho bạn một số lưu ý khi hát và phương pháp tự tập luyện tại nhà nhé
PHÁT ÂM
Phát âm trong ca hát  cần phải theo phương pháp gần với tự nhiên, kết hợp các khoan vang- hát cộng minh – âm thanh đẹp, phát  âm sao cho tròn, vang, sáng, rỏ
phát âm trong ca hát cần chú ý:
KHẨU HÌNH
Khẩu hình không chỉ là hình dáng của miệng, môi, hàm sao cho đẹp mà là cả bộ máy phát âm bên trong sao cho phù hợp với từng âm phát ra
Cằm : phải mềm mại, không bị cứng hàm , cần luyện tập các động tác đưa lên, xuống, sang phải, sang trái, hàm dưới, mở đóng miệng sao cho mềm mại
Khi hát âm cao đừng đưa cằm ra trước mà phải thu lại chủ động, nhã mềm cằm ra, đừng cứng lại,
Âm thanh phải được phóng ra trước : nghĩa là nó phải sáng, vang và đầy đặn, nhưng phải là tự nhiên và mềm mại ( không phải gào lên đâu nhé)
Hơi thở và khẩu hình rất quan trọng để đạt được điều này
HƠI THỞ
hơi thở là nguồn lực quan trọng , đảm bảo cho giọng hát vững vàng, khỏe mạnh, vang và sáng
Tốt nhất là hít thở bằng ngực và cơ hoành cách mô : không những trong ca hát mà ngay cả khi chúng ta thể dục , thể thao, cách này cho hơi vào đầy phổi một cách nhẹ nhàng, hơi chủ động và có sức, hát thoải mái và không bị căng cứng, nếu ta hít thở bằng ngực hay cơ bụng sẽ dễ bị cứng và không thoát hơi thoải mái được
Phương pháp tập hơi thở
Hít vào thật nhanh và đẩy ra chậm ( nén hơi lại)
+ Khi lấy hơi xong, phải khống chế hơi , không buông lỏng , đừng xả ra nhanh,
+ vận dụng cơ ngực, bụng và hoành cách mô không nên quá căng khiến âm thanh nặng nề
+ Đừng tham lấy hơi quá nhiều sẽ làm căng thẳng, cẩn thận không bị lộ hơi ( hơi thở phì phò khi hát)
Hơi thở phải có điểm tựa : lòng hai xương chậu + cơ bụng + lòng ngực
Một số phương pháp tập lấy hơi
 + Hít một hơi thật dài bằng cách hé miệng và mở mũi, sau đó xì nhẹ qua hai hàm răng một cách điều đặn, không đức quảng
 + Hít một hơi thật dài rồi bắt đầu đếm 1,2,3…  đều đặn về tốc độ và âm lượng, đừng có lúc thì to, lúc nhỏ, lúc chậm, lúc nhanh
 + Hít một hơi dài , ngậm ống hút và cắm vào cốc nước, sau đó nhả bong bóng sao cho điều đặn là ok
Xem thêm : Các Mẫu luyện Thanh
 Cách lấy hơi trong câu hát
+ Lấy hơi vào đầu câu
+ Câu hát dài thì ngắt ra , lấy theo từng ý cho đủ, đừng tham mà về cuối câu lại bị đuối hơi
+ Không lấy hơi vụn vặt
+ Không lấy hơi giữa các từ kép
+ Tùy vào từng nhịp điệu, tốc độ mà lấy hơi phù hợp
Tiết tấu nhanh, sắc thái năng động, hoạt bát  : lấy hơi nhanh
Nhịp điệu thông thả : lấy hơi chậm rải
Tình ca, hát ru : lấy hơi mềm mại, êm
Bài hát buồn : Lấy hơi nhẹ nhàng , trầm tỉnh
Nếu bạn đã tự luyện tập tại nhà nhiều lần mà vẫn không thành công hãy tham gia Khóa học hát tại trung tâm Tây Nguyên phim để được các giảng viên hướng dẫn bạn nhé
Xem thêm: Khóa học hát karaoke
Chúc các bạn thành công !!!

Các Mẫu Luyện Thanh

Các Mẫu Luyện Thanh

Để có được một chất giọng tốt yêu cầu bạn phải tham gia các khóa học thanh nhạc một cách bài bản dưới sự hướng dẫn của các giảng viên chuyên nghiệp

Trung tâm Tây Nguyên Phim xin chia sẽ cho các bạn yêu thích bộ môn thanh nhạc các mẫu Luyện giọng - Luyện thanh giúp các bạn không có điều kiện tham gia các Khóa học hát có thể có thêm kiến thức để luyện tập tại nhà


Tham khảo thêm :


Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Thực Phẩm Tốt Cho Giọng Hát

Thực Phẩm Tốt Cho Giọng Hát

Ca hát là bộ môn yêu thích của nhiều bạn trẻ, tuy nhiên để giữ được chất giọng tốt ngoài học thanh nhạc các bạn cần cập nhật kiến thức về những cách giữ giọng và tốt cho giọng hát cũng như sức khỏe của các bạn
Sau đây Trung tâm Tây Nguyên Phim xin chia sẻ một số thực phẩm tốt cho chất giọng
Nước : một thành phần không thể thiếu đối với tất cả mọi người và nó quan trọng hơn đối với những người theo đuổi âm nhạc phải thường xuyên nói và hát với cường độ cao, nếu bạn uống không đủ nước sẽ dẫn đến tình trạng cổ họng khô, làm khàn giọng và nếu tình trạng này lập đi, lặp lại nhiều lần sẽ làm bạn bị mất giọng
Một ly nước ấm trước khi thu âm sẽ giúp cổ họng bạn dễ chịu hơn, giúp bạn phát âm chuẩn và trong hơn rất nhiều ( Xem thêm:  Khóa học hát)
 

Các loại rau quả chứa nhiều vitamin:  như chanh, cam, đu đủ, rau dền … những thực phẩm giàu vitamin không những tốt cho giọng hát mà còn tốt cho cơ thể và làn da của bạn
Mật ong : mật ong có tính kháng khuẩn rất tốt, là liều thuốc tuyệt vời để trị bệnh cũng như dưỡng giọng
Để giữ cho giọng dễ chịu và thoải mái trước khi hát 30 phút, bạn chỉ cần uống 1 ít mật ong với nước cốt chanh, ngậm và nuốt từ từ trong miệng
Tránh các thức ăn cay, nóng nhiều dầu và các thực phẩm chứa cafein: nó không chỉ không tốt cho cổ họng, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn, nó làm giọng của bạn dễ nóng , rát và viêm, nếu sau khi ăn các thực phẩm này mà bạn hát thì giọng của bạn sẽ bị tổn thương rất nghiêm trọng, thậm chí là mất tiếng
Trà xanh : hãy thưởng thức một ly trà xanh với mật ong trước khi hát thì sẽ nhận được hiệu quả rất bất ngờ, bạn nên uống nước trà xanh mỗi ngày giúp bạn có được chất giọng tốt.
 Lòng Trắng Trứng; bạn không nên ăn trứng chiên mà nên an lòng trắng trứng luột vì rán chứa nhiều dầu mở và gia vị không tốt cho giọng của bạn

Khóa Luyện Thi Môn Thanh Nhạc

Khóa Luyện Thi Môn Thanh Nhạc Tại TP.HCM

Nhằm giúp các bạn yêu thích bộ môn thanh nhạc tự tin bước vào kỳ thi sắp tới Tây Nguyên Phim khai giảng khóa luyện thi môn thanh nhạc tại TP.HCM
Hình ảnh giảng viên hướng dẫn học viên cách lấy hơi và đẩy hơi khi hát
Lại một mùa thi nữa lại sắp đến, các bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho mình những kiến thức âm nhạc để có thể bước đến con đường  mơ ước  chưa, thật sự thì để có thể thi đậu vào các trường nhạc viện không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi các bạn phải có một kỹ năng âm nhạc thật tốt, ngoài khả năng bẩm sinh các bạn cần được rèn luyện một cách bài bản và chuyên nghiệp.( xem: Khóa học luyện thanh)
Nếu bạn đang dự định thi vào các khối thanh nhạc, nhưng chưa tự tin với khả năng của mình hãy đến với trung tâm thanh nhạc Tây Nguyên.
Thực hành phòng thu cảm âm và nghe lại chất giọng 
Với giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm đứng lớp giảng dạy sẽ trang bị cho bạn những kiến thức tốt nhất làm hành trang cho bạn vượt qua kỳ thi một cách xuất sắc
ĐỐI TƯỢNG : các bạn đang chuẩn bị dự thi vào các trường nhạc viện TP.HCM, Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật các ngành thanh nhạc
HỌC PHÍ :
  • Khóa học cơ bản : 1.500.000/ 1 khóa
  • Khóa học từ cơ bản đến nâng cao: 4.500.000 đ/ 1 khóa
Hình ảnh học viên luyện thanh dưới sự hướng dẫn của giảng viên
Thể lệ và các vòng thi :  xem tại : Luyện thi khối N cấp tốc
Chương Trình Học
  • Test giọng và đưa ra phương án khắc phục
  • Giảng viên dựa vào chất giọng lựa chọn ca khúc dự thi cho học viên
  • Học luyện thanh, các kỹ thuật thanh nhạc
  • Thẩm âm, tiết tấu
  • Luyện hát trên đàn piano
  • Luyện hát trên nền nhạc
  • Luyện kỹ thuật biểu diễn sân khấu
hình ảnh giảng viên sử ca khúc dự thi cho học viên
Thời Gian Học : 2 buổi -> 3 buổi/ tuần
Trung tâm có nhiều lớp, lịch học đa dạng các bạn có thể lựa chọn lịch học phù hợp, có cả lớp buổi tối và thứ 7 – Chủ Nhật
Chúc các bạn  thành công !
Ngoài ra trung tâm còn có các khóa : Khóa học luyện thi khối S – Khóa học diễn viên – khóa học MC – Khóa học MC tiệc cưới – Khóa học ca sĩ – Người mẫu
 Xem thêm : Khóa học hát Bolero
Mọi thông tin liên hệ :
CÔNG TY TÂY NGUYÊN PHIM
ĐC : 213 Cao đạt, Phường 1, Quận 5, TP.HCM
ĐT : 08 6273 3715 - 0916 955 085
Website :taynguyenfilm.com

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

Cách Duy Trì Sức Khỏe Và Giọng Hát

Cách Duy Trì Sức Khỏe Cho Giọng Hát

Nếu bạn muốn trở thành ca sĩ chuyên nghiệp ngoài có giọng hát trời phú, bạn phải tham gia khóa dạy thanh nhạc để được luyện tập dưới sự hướng dẫn của các giảng viên thanh nhạc , bạn còn phải biết cách giữ gìn giọng hát của bản thân.Do vậy điều quan trọng là làm sao phòng tránh những khó khăn ấy bằng cách tự biết mình, biết những nhược điểm của mình và biết cách tự chăm sóc giọng hát của mình.
HƯỚNG DẪN SỨC KHỎE CỦA GIỌNG : Đây là điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất quan trọng. Khi cơ thể bạn đang mệt mỏi thì bạn không nên cố hát, bất chấp sức khỏe của bạn. Cổ họng đau có thể là dấu hiệu của sự cố, bạn nên đến bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu sau : Cổ họng đau rát, khan tiếng, mất đi âm vực cao, ...Và bạn nên theo dõi các dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm thanh đới qua các dấu hiệu : khàn, cổ ngứa nhẹ, giọng nói hơi lớn hoặc khàn hơn bình thường. Chất giọng trở nên ồ ề không trong trẻo, thông thường mất đi âm vực cao, chuyển giọng lên cao không ổn định, cần phải thở nhiều hơn bình thường,....Hãy đi đến bác sĩ để có phương pháp chữa trị cho việc này.
HÁT KHI BỊ CẢM LẠNH : Những cơn cảm lạnh khi giao mùa hay bạn gặp thời tiết không tốt là điều không thể tránh khỏi. Những lúc này bạn phải để giọng của mình tuyệt đối nghỉ ngơi. Khi cơn cảm lạnh đến bất ngờ, có thể làm giọng bạn hơi nghẹt một chút. Cách điều trị đầu tiên là bạn hãy uống thật nhiều nước hoặc bạn có thể xông hơi nước cho cổ họng mình. Và hãy đến bác sĩ, chú ý sử dụng mọi loại thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ. Khi bị cảm, tập trung vào hơi thở và chú ý mọi dấu hiệu mệt mỏi của giọng.
CẨN THẬN CHỌN TIẾT MỤC, TRÁNH NHỮNG LOẠI NHẠC CÓ ÂM VỰC BẤT THƯỜNG VÀ QUÁ MẠNH : Việc mở rộng các âm vực là điều tốt, bạn hãy tập mở rộng âm vực bằng các mẫu gam và các bài tập. Nhưng hãy nhớ rằng bài ca không hợp với giọng của mình mặc dù bạn rất thích chúng.
PHÁT TRIỂN GIỌNG CỦA MÌNH : Nên lắng nghe những ca sĩ hoặc những người nổi tiếng có chuyên môn về thành nhạc, học hỏi ở họ cách chuyển biến và hát những bài đơn ca nổi tiếng, lắng nghe cách ngắt câu và tìm ra những gì đã làm cho họ trở nên độc đáo. Những hãy nhớ rằng liên tục bắt chước người khác mà quên tạo cho mình một nét riêng là một điều không nên . ( xem thêm: Khóa học luyện thanh )
GIỮ CƠ THỂ KHỎE MẠNH :  Nếu bạn muốn có cơ thể khỏe mạnh, thể lực tốt và tinh thần sảng khoái, để có thể thể hiện qua giọng hát đầy sinh lực và sống động, bạn hãy : Uống thật nhiều nước,  Dinh Dưỡng Cân Bằng, Không Nên hút Thuốc Lá, .....
Và hãy nhớ việc có một giọng hát khỏe mạnh là điều sống còn nếu bạn muốn trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp và hãy đến với trung tâm Tây Nguyên Phim của chúng tôi.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ.
CÔNG TY TÂY NGUYÊN PHIM
ĐC: 213 Cao Đạt, phường 1, Quận 5 , TP.HCM
ĐT: 0916.955.085 – 086.273.3715
Web: taynguyenfilm.com


Luyện Thi Solo Cùng Bolero

Luyện Thi Solo Cùng Bolero Tại TP.HCM

 Solo cùng bolero là chương trình truyền hình thực tế đầu tiên dành cho dòng nhạc trử tình này. Đây là cơ hội cho các bạn yêu  thích dòng nhạc này có cơ hội thể hiện tài năng của mình
Nhằm giúp các bạn có đầy đủ kỹ năng và tự tin khi tham gia chương trình công ty Tây Nguyên phim khai giảng khóa học luyện thi solo cùng bolero tại TP.HCM
Hình ảnh giảng viên hướng dẫn cách lấy hơi, đẩy hơi và mở khẩu hình cho học viên Tây Nguyên Phim
THÔNG TIN VỀ KHÓA LUYỆN THI SOLO CÙNG BOLERO
Chương trình gồm 3 vòng thi
Vòng sơ tuyển : chương trình chính thức tuyển sinh vào đầu tháng 11 hàng năm, thông qua vòng sơ tuyển ban giám khảo chọn ra 30 thí sinh có giọng hát tốt và đa dạng các phong cách để vào vòng bán kết
Vòng bán kết : với phần dự thi ca khúc tự chọn ban giám khảo sẽ chọn lựa ra 10 gương mặt xuất sắc nhất để vào vòng chung kết
Vòng chung kết : gồm 6 đêm ( 5 đêm thi và 1 đêm gala)
Các bạn hãy chuẩn bị cho mình một kỹ năng và tinh thần tốt nhất để có thể tiến xa hơn trong cuộc thi này
CHƯƠNG TRÌNH HỌC BOLERO
+ Test thử giọng tìm phương pháp học phù hợp cho từng chất giọng
Học Thanh nhạc  ( học cách lấy hơi, đẩy hơi, mở khẩu hình, kỹ thuật ngân rung trong thanh nhạc…)
+ Lựa chọn ca khúc yêu thích dự thi phù hợp với chất giọng và thế mạnh của từng người
Giảng viên hướng dẫn học viên cách ổn định âm thanh
+ Luyện hát và sửa giọng hát và cao độ của từng câu hát trên đàn piano dưới sự hướng dẫn của giảng viên thanh nhạc
+ Luyện tập hát trên nền nhạc
+ Luyện tập kỹ năng đứng trên sân khấu.
Xem thêm: Khóa học solo cùng bolero
MỤC TIÊU KHÓA HỌC
+ Học viên có được chất giọng tốt
+ Biểu diễn tốt các ca khúc yêu thích theo dòng nhạc bolero
Giảng viên hướng dẫn học viên xử lý ca khúc
 Học Phí:  5.000.000 đ/ 1 khóa/ 3 tháng
Thời Gian Học : Tự Chọn với nhiều khung giờ Sáng - Trưa - Chiều - Tối  tất cả các ngày trong tuần từ T2 - CN
  • Các học viên Tây Nguyên Phim được học thực hành 2 buổi trong phòng thu âm
  • Đó là quyền lợi quan trọng để bạn tập cảm âm, vào nhịp nhạc, tập hát trên nền nhạc và nghe được chất giọng của bạn trong quá trình học mà các trung tâm khác không tạo điều kiện được cho bạn !
  • Được đi thực tế tại các sân khấu và các phòng trà tại TP.HCM. giúp các bạn có cơ hội thể hiện khả năng ca hát của mình và giúp các bạn tự tin khi hát trước đám đông
  • Hãy đến với chúng tôi để thực hiện được ước mơ của chính bạn ! chúng tôi tự tin là đơn vị dạy thanh nhạc uy tín và đầy đủ trang thiết bị tốt nhất tại TP.HCM
ĐẶC BIỆT: Chúng tôi chuyên dạy nâng cao về
  • Kỹ thuật luyến lấy
  • Kỹ thuật nhả chữ
  • Kỹ thuật ngân, run sửa phát âm từng câu, từng chữ trong bài hát

Mà các trung tâm khác không dạy cho các bạn, bạn có thể xem video giáo viên hướng dẫn ở cuối bài
  • Trung tâm có nhiều lịch học với khung giờ khác nhau. Học viên có thể chọn lịch học phù hợp
 Ngoài  khóa học hát  trung tâm còn có các khóa : khóa học diễn viên – khóa học MC – MC tiệc cưới – khóa học ca sĩ – khóa học người mẫu
 Mọi thông tin liên hệ :

CÔNG TY TÂY NGUYÊN PHIM
ĐC : 213 Cao đạt, Phường 1, Quận 5, TP.HCM
ĐT : 028 6273 3715 - 0916 955 085
Website : taynguyenfilm.com





  • BẢN ĐỒ CÔNG TY TÂY NGUYÊN PHIM
  • Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

    BÍ KÍP ĐỂ HÁT KARAOKE HAY HƠN

    BÍ KÍP ĐỂ HÁT KARAOKE HAY HƠN.

    • Bạn có giọng hát hay nhưng không biết cách thể hiện ?
    • Bạn không hát lên cao được hay hát bị lệch tông , lệch nhịp ?
    • Vậy làm sao bạn có thể tự tin giành micro với bạn bè để thể hiện bản thân trong những buổi tiệc hay hội họp đây ?
    Việc hội họp vui chơi với bạn bè là điều hết sức bình thường, nhưng phải làm sao để gây ấn tượng với bạn bè hay người thân yêu của mình lại là vấn đề hết sức đau đầu. Làm sao có thể hát hay trong những buổi giao lưu hát Karaoke, làm sao có thể hát đúng nhạc mà không bị phô hay lạc nhịp.
    Những bí kíp sau đây sẽ giúp ích cho bạn .( tham khảo : Khóa học hát karaoke)
    LẤY HƠI TỪ BỤNG.
    Bạn đừng nên lấy hơi từ NGỰC mà hãy lấy hơi từ BỤNG. Và hãy luyện tập thường xuyên, luyện tập thật nhiều bạn sẽ có hệ thống hơi tốt, lâu ngày tự nhiên bạn sẽ hát hay và đúng nốt hơn.
    ĐẨY HƠI LÊN CAO TRONG VÒM MIỆNG.
    Chắc hẳn bạn hay thắc mắc tại sao mình không hát thanh thoát được như các sĩ mà giọng của bản thân lại không thoát ra được. Câu trả lời : Khi hát bắt buộc phải lấy hơi từ bụng và kết hợp với việc đẩy hơi. Bạn phải đẩy hơi ( đẩy lời hát ) lên cao trong vòm miệng của mình và phải đảm bảo là luôn làm như vậy với mọi câu hát.Tuy nhiên với những nốt nhạc thấp  thì khi hát bạn đừng lấy hơi sâu hoặc không lấy hơi thì sẽ hát được các nốt trầm nhưng phải nhớ là vẫn phải đẩy câu hát lên vòm miệng nhé xem thêm : Khóa học hát
    HÃY CHỌN BÀI TỦ CỦA MÌNH.
    Bài tủ không chỉ là bài bạn thích, đó còn phải là bài hợp với giọng hát của bạn và bạn có thể hát hay nhất. Hãy chọn bài phù hợp với tông giọng của mình. Và nhờ thêm bạn bè hay người thân góp ý để bạn có thể lựa chọn ra bài nào bạn hát hay nhất và tốt nhất.
    HÃY TỰ TẬP LUYỆN Ở NHÀ.
    Bạn hãy tự tập luyện ở nhà càng nhiều càng tốt. (tham khảo: phương pháp luyện giọng hát)
    LƯU Ý KHI BƯỚC VÀO PHÒNG KARAOKE.
    Chắc chắn hãy chọn những bài tủ bạn đã chọn.
    Khi bạn cần hát nhỏ hay làm ấm giọng của mình, bạn nên hơi nghiêng người về phía trước một chút, còn đối với đoạn nhạc cần ngân nga, bạn hãy làm ngược lại, đổ nhẹ người về phía sau.
    Hãy luyện tập để biết nghe nhịp nhạc và vào khớp nhạc: Về lâu dài, để vào đúng nhịp, bạn cần sự luyện tập, hát nhiều , tự tin và nếu có thể thì nhờ 1 bạn hát đúng nhịp hát cùng bạn, bạn sẽ học được cách vào đúng nhịp.
    Về những phần luyến láy : Nếu bạn chưa tự tin vào khả năng của mình thì nên hạn chế luyến láy như bản gốc của ca sĩ để tránh bị phô .
    Hãy hát to: Bạn đã hát đúng rồi thì hãy hát to lên như vậy điểm số sẽ cao hơn.
    THAM GIA VÀO KHÓA ĐÀO TẠO THANH NHẠC HÁT KARAOKE Ở CÁC TRUNG TÂM.
    Việc tham gia vào khóa học thanh nhạc, hát karaoke tại các trung tâm đào tạo  sẽ giúp bạn tiến bộ sau một đến hai tuần rõ rệt. Bạn muốn gây ấn tượng với mọi người, thì đầu tư một chút đâu có gì là quá xa vời.
    Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ.
    CÔNG TY TÂY NGUYÊN PHIM.
    DC: 213 Cao Đạt, phường 1, Quận 5, TP.HCM
    DT : 0916.955.085 – 086.273.3715
    Website : taynguyenfilm.com


    Phương Pháp Luyện Giọng Hát

    Phương Pháp Luyện Giọng Hát

    Bạn muốn có một giọng hát hay và hát được những nốt cao  ngoài khả năng bẩm sinh, không còn cách nào khác bạn phải trải qua Khóa học thanh nhạc, Học thanh nhạc rất cần thiết đối với những người yêu âm nhạc, ngay cả những ca sỹ cũng phải luyện thanh thường xuyên để giữ được giọng
    Sau đây tôi xin giới thiệu cho bạn một số bài tập cũng như lưu ý khi hát để có thể hát hay hơn:
    Bài Tập lấy hơi : tập lấy hơi thật sâu vào phần bụng và phổi cho thật căng, sau đó từ từ xì hơi qua đường miệng, làm sao cho nó kêu xì xì như lốp xe bi thủng, càng xì được lâu càng tốt ( chú ý là không được nén hơi ở ngực , như vậy bạn sẽ bị đuối hơi không hát  và lên được những nốt cao) bạn hãy thường xuyên luyện  bài tập này để có một hệ thống hơi tốt, giúp bạn hát hay hơn
    + Hay bạn gặp vấn đề là giọng hát không thoát ra được cứ ồm ồm hoặc lí rí trong miệng, như vậy là bạn chưa biết cách đẩy hơi, bạn phải đẩy hơi lên cao trong vòm miệng ( dưới mũi của bạn nhưng đừng đẩy hơi qua mũi), làm vậy giọng hát của bạn sẽ vang to và hay hơn
    + Với những nốt thấp thì khi hát bạn đừng lấy hơi sâu quá hoặc không lấy hơi thì bạn sẽ hát được rất trầm và chú ý vẫn phải đẩy câu hát lên vòm miệng nhé.
    + Đừng bao giờ giữ chặt hơi thở của bạn khi hát. Dòng hơi là thứ tạo nên và luân chuyển thanh âm của bạn, vì thế hãy để cho nó được lưu thông dễ dàng. Tránh kiểu thở bằng xương đòn và thở bụng, thay vào đó hãy học cách thở thích hợp cho việc ca hát, gọi là thở bằng cơ hoành. Lấp đầy phần dưới của phổi, như thể bạn đang đều lấp đầy một cái ống bên trong cuốn quanh eo của bạn.

    + Sự co giãn trong cách phát âm. Luồng hơi đẩy qua các khẽ của dây thanh âm, làm rung lên và tạo nên âm thanh. Âm thanh có thể giảm sự co giãn nếu như bạn sử dụng quá mức, hoặc không sử dụng, hoặc do tuổi tác. Hãy luôn luôn luyện giọng với các bài tập phát âm cơ bản để giữ giọng bạn thật tốt.
    + Hãy tạo giọng tự nhiên. Đừng quá lệ thuộc vào bất kỳ loại nhạc nào – thậm chí ngay cả loại nhạc mà bạn ưa thích. Hãy học cách hát với giọng tự nhiên và đầy đủ bằng cách phát triển và điều phối cách phát âm mạnh. Sau đó thêm vào phong thái nghệ thuật thì bạn sẽ đạt được phong cách ca hát mà bạn muốn.
    + Nốt cao yêu cầu hơi dài và dai. Nhiều sinh viên luôn có khuynh hướng giữ hơi để hát giọng cao. Để không khí tràn vào. Cố gắng tăng hơi và sẽ đạt được kết quả.
    +Điều chỉnh và tăng dần khả năng hít thở bằng cách luyện tập hít thở mỗi ngày. Tránh việc hít thở theo khuôn mẫu. Ca sĩ phải biết ứng dụng các cụm từ dài, điều này rất quan trọng.
    + Nhảy tự do. Nếu bạn đang gặp rắc rối với cơ thể trong khi hát, hãy cố gắng làm một số động tác có lợi cho tim mạch, như nhảy tự do một vài phút trước khi bắt đầu lại. Thỉnh thoảng các bộ phận trong cơ thể bạn cần được đánh thức.
    + Hãy biết tự giới hạn. Đừng hát quá cao hoặc quá thấp. Đừng hát tập trung vào âm khó. Đừng bao giờ ngân dài giọng. Điều này sẽ không tạo kết quả tốt cho việc hát cao, thấp hoặc giọng khỏe mà ngược lại sẽ tạo áp lực đến giọng của bạn.
    + Nếu bạn sử dụng quá nhiều hơi sẽ tạo nên nốt thấp. Cố gắng giảm hơi để có được âm điệu tự nhiên và thoải mái.
    + Hãy nên luyện tập trước gương sẽ giúp ca sĩ khám phá nhiều về khả năng, cũng như những động tác của họ là chính xác. Hãy nên luyện tập trước gương và có thể đối mặt với khán giả.
    Không bao giờ được hát nếu như bạn cảm thấy đau khi nuốt.
    + Mở miệng rộng hơn. Há miệng rộng từ 9 đến 10 lần sẽ giúp bạn có được âm giọng mạnh hơn và chuẩn hơn.( xem : Khóa học luyện thanh)
    + Chuẩn bị cơ thể trước khi hát. Ca sĩ rất giống vận động viên. Luôn phải chăm sóc cơ thể bằng cách căng những cơ phát âm ra và thả lỏng cơ thể trước khi hát.
    Không hút thuốc. Không nói quá lớn. Không nói quá nhiều..
    Nâng vòm miệng lên cao. Hãy tạo một khoảng không lớn trong miệng bạn bằng cách nâng cao vòm miệng, hoặc phần thịt phía sau cổ họng, điều này sẽ giúp bạn có được giọng hát sâu.
    + Hát âm ngắt. Nếu bạn không thường xuyên luyện tập cơ bắp với những hoạt động cần thiết để hát qua các đoan có âm điệu ngắt quảng, thành công sẽ không bao giờ mỉm cười với bạn. Phải hát vượt qua nó, cố gắng vượt qua …
    Điều chỉnh âm điệu. Hãy học cách điều chỉnh âm điệu và cách tạo âm vang sẽ giúp bạn tạo nên sự khác biệt rất lớn trong khả năng ca hát. Trong điều kiện bình thường, ca sĩ phải có khoang mũi lớn, ngực rộng, xương cứng cáp để có thể tạo âm vang tốt. Hãy tập trung vào cách tạo âm vang theo đúng cách, điều này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc phát triển âm thanh cá nhân.

    Hãy luôn kiểm soát giọng hát của bạn. Hãy nhớ rằng mỗi người sở hữu một giọng hát riêng biệt và nó chỉ thay đổi theo môi trường hoặc thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy bạn hãy thường xuyên quan tâm, lắng nghe giọng hát của mình cũng như sử dụng các công cụ luyện thanh để giữ giọng luôn tốt.

    Giọng ngân. Giọng ngân là một giọng hát tự nhiên, nó sẽ bị thay đổi bất thường nếu bạn cố gượng ép nó.. Bạn đừng nên quá tập trung trong việc luyện giọng ngân. Mà hãy tập trung vào các kiến thức cơ bản trong cách hát, thở và hỗ trợ. Khi bạn đạt được những điều đó thì tự nhiên bạn sẽ hát được với giọng ngân.
    Nước, Nước, Nước. Phải uống nước với nhiệt độ mà nơi bạn đang đứng để giữ giọng thật tốt. Nếu bạn chỉ uống nước thật nóng hoặc thật lạnh, nó sẽ tạo nên những tiếng rít trong miệng bạn. Điều này khiến cho giọng của bạn sẽ run hoặc căng thẳng khi bạn bước vào nơi có nhiệt độ khác.
    Hãy nghỉ ngơi. Khi bạn mệt, giọng của bạn sẽ biểu hiện điều đó. Một cơ thể mệt mỏi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất giọng của bạn.
    + Nếu bạn đã tự luyện tập tại nhà nhưng không thành công, bạn có thể đến với khóa học hát tại trung tâm Tây Nguyên để được các giảng viên hướng dẫn cho bạn nhé


    Chúc bạn thành công ! 

    Mọi thông tin liên hệ :
    CÔNG TY TÂY NGUYÊN PHIM
    ĐC : 213 Cao đạt, Phường 1, Quận 5, TP.HCM
    ĐT : 08 6273 3715 - 0916 955 085
    Website :taynguyenfilm.com




     

    Đăng Ký Học

    LIÊN HỆ

    Email: taynguyenfilm@gmail.com

    ĐT: 08 6273 3715 - 0916 955 085

    Hình Ảnh