Các Kỹ Thuật
Thanh Nhạc
Để hát tốt các bạn cần phải thường xuyên Luyện giọng – luyện thanh và các kỹ thuật thanh nhạc. Trung tâm tây nguyên phim sẽ chia sẽ cho
bạn một số lưu ý khi hát và phương pháp tự tập luyện tại nhà nhé
PHÁT ÂM
Phát âm trong
ca hát cần phải theo phương pháp gần với
tự nhiên, kết hợp các khoan vang- hát cộng minh – âm thanh đẹp, phát âm sao cho tròn, vang, sáng, rỏ
phát âm trong
ca hát cần chú ý:
KHẨU HÌNH
Khẩu hình
không chỉ là hình dáng của miệng, môi, hàm sao cho đẹp mà là cả bộ máy phát âm
bên trong sao cho phù hợp với từng âm phát ra
Cằm : phải mềm
mại, không bị cứng hàm , cần luyện tập các động tác đưa lên, xuống, sang phải,
sang trái, hàm dưới, mở đóng miệng sao cho mềm mại
Khi hát âm cao
đừng đưa cằm ra trước mà phải thu lại chủ động, nhã mềm cằm ra, đừng cứng lại,
Âm thanh phải được
phóng ra trước : nghĩa là nó phải sáng, vang và đầy đặn, nhưng phải là tự nhiên
và mềm mại ( không phải gào lên đâu nhé)
Hơi thở và
khẩu hình rất quan trọng để đạt được điều này
HƠI THỞ
hơi thở là
nguồn lực quan trọng , đảm bảo cho giọng hát vững vàng, khỏe mạnh, vang và sáng
Tốt nhất là
hít thở bằng ngực và cơ hoành cách mô : không những trong ca hát mà ngay cả khi
chúng ta thể dục , thể thao, cách này cho hơi vào đầy phổi một cách nhẹ nhàng,
hơi chủ động và có sức, hát thoải mái và không bị căng cứng, nếu ta hít thở
bằng ngực hay cơ bụng sẽ dễ bị cứng và không thoát hơi thoải mái được
Phương pháp tập hơi thở
Hít vào
thật nhanh và đẩy ra chậm ( nén hơi lại)
+ Khi lấy
hơi xong, phải khống chế hơi , không buông lỏng , đừng xả ra nhanh,
+ vận dụng
cơ ngực, bụng và hoành cách mô không nên quá căng khiến âm thanh nặng nề
+ Đừng
tham lấy hơi quá nhiều sẽ làm căng thẳng, cẩn thận không bị lộ hơi ( hơi thở
phì phò khi hát)
Hơi thở
phải có điểm tựa : lòng hai xương chậu + cơ bụng + lòng ngực
Một số phương pháp tập lấy hơi
+ Hít một hơi thật dài bằng cách hé miệng và
mở mũi, sau đó xì nhẹ qua hai hàm răng một cách điều đặn, không đức quảng
+ Hít một hơi thật dài rồi bắt đầu đếm 1,2,3… đều đặn về tốc độ và âm lượng, đừng có lúc thì
to, lúc nhỏ, lúc chậm, lúc nhanh
+ Hít một hơi dài , ngậm ống hút và cắm vào
cốc nước, sau đó nhả bong bóng sao cho điều đặn là ok
Xem thêm : Các Mẫu luyện Thanh
Cách lấy hơi trong
câu hát
+ Lấy hơi
vào đầu câu
+ Câu hát
dài thì ngắt ra , lấy theo từng ý cho đủ, đừng tham mà về cuối câu lại bị đuối hơi
+ Không
lấy hơi vụn vặt
+ Không
lấy hơi giữa các từ kép
+ Tùy vào
từng nhịp điệu, tốc độ mà lấy hơi phù hợp
Tiết tấu
nhanh, sắc thái năng động, hoạt bát : lấy
hơi nhanh
Nhịp điệu
thông thả : lấy hơi chậm rải
Tình ca,
hát ru : lấy hơi mềm mại, êm
Bài hát
buồn : Lấy hơi nhẹ nhàng , trầm tỉnh
Nếu bạn đã tự luyện tập tại nhà nhiều lần mà vẫn không thành
công hãy tham gia
Khóa học hát tại trung tâm Tây Nguyên phim để được các giảng
viên hướng dẫn bạn nhé
Xem thêm: Khóa học hát karaoke
Chúc các bạn thành công !!!