Thứ Tư, 13 tháng 1, 2021

Làm sao có giọng hát tốt

   Một số người may mắn , bẩm sinh đã cảm nhịp tốt . Nhưng đa số khi bắt đầu tập hát đều mắc lỗi trong việc giữ giữ nhịp , giữ tố độ. Công Ty Tây Nguyên Phim sẽ đưa ra vài cơ bản cùng một số bài luyện tập cực kỳ hữu dụng giúp các bạn khắc phục những lỗi sai thường gặp và cãi thiện khả năng cảm nhịp. 


Thứ nhất : Để trở thành một người hát hay bạn cần phải biết cảm nhịp tốt

Cảm nhịp là cách chúng ta bắt nhịp  của một bài hát dựa và cảm nhận đôi khi bằng cơ thể và thể hiện nó qua những chuyển động như nhún nhảy , lắc lư theo bài hát, hay thậm chí là quẩy hết mình trên sân khấu . Khi có được cảm nhịp tốt, bạn có thể ngẫu hứng thêm thắt một số thay đổi trong cách hát và trong nhịp điệu, để bài hát vẫn theo cấu trúc nhịp cơ bản của nó , nhưng có thêm sự sáng tạo của bạn 

Điều quan trọng là phải bắt đầu từ cơ bản để có một nền tảng thật tốt trước khi quẩy hết mình trên sân khấu . Bạn có thể tham khảo thêm cách nhận biết , hoặc nghe nhưng ca sĩ mà bạn hâm mộ và phân tích xem tại sao bạn lại yêu mến cách hát của họ 

 
Hình ảnh học viên thực hành tại lớp

Thứ hai : cần có một cấu trúc nhịp tốt

Có rất nhiều loại nhịp và cấu trúc nhịp , Nhịp đơn với một trọng âm (phách mạnh ) trong một ô nhịp và nhịp kép , có từ 2 phách mạnh trở lên và có thể  do 2 hay nhiều nhịp điệu gần như sẽ được lặp lại xuyên suốt bài hát

 Hình ảnh học viên thực hành tại lớp
Thứ ba : làm sao vào bài đúng nhịp 

Bạn luôn vào bài trễ hơn so với nhạc , đó là do bạn chưa nắm được thời gian và nhịp của bài hát đấy thôi. Cách đơn giản để nhận biết vào là bắt được tiếng trống mở bài, Điều này cũng sẽ giúp bạn nhận biết và bắt được nhịp đàu tiên của từng khuông nhạc ,và dẫn dắt bạn xuyên suốt cả bài hát .Bạn cũng có thể tự nhịp chân hoặc vỗ tay đều đặn theo tiếng nhạc khi hát để nắm được tốc độ và nhịp của bài. Đây là một mẹo mà ca sĩ thường hay sử dụng . Khi đã nắm được đều đặn nhịp điệu cơ bản , bạn sẽ đếm được có bao nhiêu nhịp điệu cơ bản . Bạn cũng sẽ biết được quãng nhạc dạo đầu kéo dài trong bao lâu và bạn cần đếm bao nhiêu nhịp trước khi bắt đầu hát 

 hình ảnh học viên thực hành tại lớp

Thứ tư : vỗ tay theo nhịp để cảm âm tốt 

Một cách vỗ tay khác để cãi thiện cảm nhịp đó là vỗ theo nhịp giai điệu người ca sĩ và lời bài hát , sau đó vỗ theo thành nhịp , thay vì hát theo , bạn sẽ nhận thức được nhịp , cũng như khi bắt đầu hát , khi nào dừng , bạn cũng biết nên nghĩ bao lâu trước khi bắt đầu hát câu tiếp theo 

Lý do chính mà việc vỗ tay cải thiện cảm nhịp là bởi vì nó kéo theo bộ phận khác cơ thể , bàn tay của bạn , thay vì chỉ dùng miệng để hát , nếu bạn có thể phối hợp vỗ tay cả khi đang hát , điều đó có ngjixa bạn đã cải thiện cảm nhịp của mình rất nhiều và đã có thể giữ được tốc độ đều đặn

Xem thêm : khóa học hát 

Buổi thực hành tại lớp của học viên 

Mọi thông tin liên hệ Công Ty Tây Nguyên Phim

- Địa chỉ : 213 cao đạt , phường 1, quận 5, TPHCM

- ĐT : 02862733715 - 0916955085

Website: taynguyenfilm.vn - taynguyenfilm.com

BẢN ĐỒ CÔNG TY TÂY NGUYÊN PHIM


.



Thứ Hai, 4 tháng 1, 2021

LÀM SAO ĐỂ BẮT NHỊP VÀ HÁT ĐÚNG NHỊP

 LÀM SAO ĐỂ BẮT NHỊP VÀ HÁT ĐÚNG NHỊP 

"Hát trễ hơn so với nhạc, hát nhanh hơn so với nhạc". Bạn đang không kiểm soát tốt về vấn đề nhịp phách khi hát. Điều đó khiến bạn ngại ngùng, thiếu tự tin khi thể hiện một bài hát. Bạn có biết, để trình bày hay một ca khúc chúng ta cần hát nhịp đúng. Đúng tiết tấu của bài. Điều đó có nghĩa bạn phải hiểu rõ nhịp để câu hát được nhịp nhàng đúng điệu. Vậy làm sao để hát đúng nhịp là một vấn đề được các ca sĩ cũng như người hát không chuyên rất quan tâm. Hôm nay, Tây Nguyên Phim xin chia sẻ cho các bạn các bước để có thể vẫn hát tốt và vẫn giữ được nhịp nhé!


Bước 1: Xác định tempo bài hát
Tempo là độ nhanh hay chậm của một bài hát. Việc làm chủ tempo có thể giúp bạn định hình được "Ô nhịp" thì người ta còn có thể "giản nhịp" hoặc áp dụng các kỹ thuật cao hơn để bài hát tăng thêm cảm xúc
Đầu tiên bạn hãy bắt đầu với các đoạn intro của bài hát. Hãy nhẩm tempo có thể dựa vào những phách mạnh của ô nhịp hoặc dựa vào tiếng trống của bài
Bước 2: Làm quen với tempo
Video không khí buổi học thực hành của học viên với sự hướng dẫn của giảng viên tại Tây Nguyên Phim
.


Ở những bước đầu tập luyện, nếu vẫn chưa thể định hình sẵn được tempo trong người bạn có thể nhịp chân, vỗ tay, búng tay theo để giữ nhịp
Hãy chia ra để tập, độ hiệu quả sẽ cao hơn
Hãy tập trung nghe nhạc và nhịp chân, vỗ tay theo. Cho đến khi có thể làm một cách thành thạo
Xem thêm: Phụ âm và một số vấn đề trong thanh nhạc bạn cần biết
Bước 3: Sự kết hợp

Hình ảnh không khí buổi học luyện thanh với sự hướng dẫn của giảng viên tại Tây Nguyên Phim

Bây giờ thì hãy kết hợp tất cả các thao tác lại nhé. hãy vừa hát và vừa nhịp chân (vỗ tay) theo nhưng phải đảm bảo là khâu "hát" đã được tập luyện và sẵn sàng rồi nhé. Hãy tưởng tượng nếu không cảm được nhịp mà bạn còn phải vừa hát vừa nhớ giai điệu thì việc chạy nhịp là chuyện chắc chắn rồi
Việc hát đúng nhịp thật sự là không khó. Nhưng đa phần những người không cảm được nhịp không đủ kiên nhẫn để tập điều này. Hãy thật sự tập trung và nỗ lực tập luyện hết mình nhé! Mọi khó khăn ban đầu chỉ là rào cản, hãy phá bỏ nó!

Hình ảnh học viên thực hành luyện thanh với sự hướng dẫn của giảng viên tại Tây Nguyên Phim

Ngoài ra bạn có thể đăng ký khóa học luyện thanh do công ty Tây Nguyên Phim mở, nhằm tạo ra sân chơi vừa giúp các bạn rèn luyện kỹ năng ca hát của mình cũng như những bạn đang muốn bước tới gần hơn trên con đường nghệ thuật của mình
Xem thêm: Khóa học luyện thanh
Mọi thông tin xin liên hệ Công ty Tây Nguyên Phim nếu bạn có nhu cầu với khóa học
  • ĐC: 213 Cao Đạt, Phường 1, Quận 5, TP HCM
  • ĐT: 028 6273 3715 – 0916 955 085
  • Website: taynguyenfilm.vn - taynguyenfilm.com


Video học viên thực hành luyện thanh với sự hướng dẫn của giảng viên tại Tây Nguyên Phim
.

 BẢN ĐỒ HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐI TÂY NGUYÊN PHIM 
.

 

Đăng Ký Học

LIÊN HỆ

Email: taynguyenfilm@gmail.com

ĐT: 08 6273 3715 - 0916 955 085

Hình Ảnh